Tư vấn phong thủy

Tư vấn phong thủy

Chóe Sứ Và Ý Nghĩa Trong Văn Hóa Thờ Cúng Tâm Linh

Với những người quan tâm tới hoạt động thờ cúng thì “chóe sứ” là cái tên không còn quá xa lạ. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa biết đến vật phẩm này. Vậy chóe thờ ban là gì? Nó có ý nghĩa gì trong văn hóa thờ cúng. Cùng Gốm sứ Long Loan tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Chóe sứ và ý nghĩa trong văn hóa thờ cúng tâm linh

Hình ảnh: Các vật phẩm trên ban thờ.

Chóe thờ là gì?

Chóe là một chiếc hũ có hình dạng mô phỏng lại chiếc thạp đựng gạo của ông cha ta ngày trước. Được sử dụng để đựng gạo, muối, nước, dâng tỏ lòng thành kính với những người đã khuất, mong muốn một cuộc sống đầy đủ, tốt đẹp nhất.

Chóe sứ và ý nghĩa trong văn hóa thờ cúng tâm linh

Hình ảnh: Chóe sứ. 

Trước đây, chóe sứ thường được thấy trong biệt phủ của vua chúa, gia đình quan lại, và địa chủ. Có miệng nhỏ và thân phình to, mang ý nghĩa như một bình hút lộc, giữ tài.

  • Phần nắp: Được tạo ra với họa tiết, hoa văn đặc trưng. Phần nắp thường có một phần chóp nhỏ hoặc tỳ hưu. 
  • Phần thân: Phình to, thường được vẽ nổi các họa tiết mang giá trị phong thủy như rồng hoặc hoa sen. 
  • Phần chân: Với những chiếc chóe đại có kích thước lớn sẽ có thiết kế chân trụ vững chắc. Còn đối với chóe thờ nhỏ thường sẽ có phần đế theo thiên hướng thu nhỏ.

Ý nghĩa của chóe sứ trong tín ngưỡng thờ cúng 

Những hũ chóe thờ cúng là biểu tượng của sự kết nối âm dương. Xuất phát từ yếu tố khoa học kết hợp với niềm tin tâm linh và đạo hiếu của nhân dân.

Chóe thờ không chỉ mang những giá trị về mặt nghệ thuật, tạo không gian thành kính cho không gian thờ cúng mà còn chứa đựng linh hồn của sự ấm no, hưng thịnh. Mang tới nhiều điều may mắn và vận khí tốt đẹp cho gia chủ sở hữu. 

Chóe sứ và ý nghĩa trong văn hóa thờ cúng tâm linh

Hình ảnh: Vật phẩm đựng gạo, muối, nước.

  • Chóe đựng gạo: Với một đất nước thuần nông như Việt Nam thì gạo chính là biểu tượng cho sự no đủ, sung túc. Chúng ta vẫn quan niệm gạo là “hạt ngọc trời”, vậy nên nhiều gạo cũng giống như được trời ban nhiều phúc lộc. Chóe đựng gạo chính là  tượng trưng cho sự ấm no, đầy đủ mà con cháu muốn gửi tới gia tiên.
  • Chóe đựng muối: Sắc muối trắng tinh là tượng trưng cho sự thanh bạch, trong trắng. Khi đặt muối trong chóe thờ sẽ đem lại cuộc sống sạch sẽ. Giúp vượt qua được mọi khó khăn của cuộc sống. Bên cạnh đó, quá trình làm ra muối cũng phải trải qua thời gian và nhiều công sức. Vì vậy, muối còn được xem là biểu tượng của ý chí, cần cù và vẻ đẹp tâm hồn của dân tộc.
  • Chóe đựng nước: Nước là thể hiện của sự thuần khiết, thanh cao. Khi đặt nước vào chóe thể hiện mong muốn tâm hồn luôn thanh tịnh, có được cuộc sống bình yên.

Cách bày chóe sứ trên bàn thờ

Tùy theo đặc điểm của từng ban thờ sẽ có cách đặt chóe khác nhau. 

  • Bàn thờ Phật: chỉ cần 1 chóe thờ đựng nước. 
  • Ban thờ gia tiên: Tùy vào kích thước để lựa chọn số lượng chóe cho phù hợp. Có thể đặt 3 chóe nhỏ hoặc một đôi cỡ đại phía trước bàn thờ. Nên đặt sau mâm bồng và xếp thẳng hàng.  
  • Bàn thờ có kích thước nhỏ: Nên chọn các loại chóe có kích thước vừa phải. Đặt 3 hũ thẳng hàng hoặc hình tam giác. Theo thứ tự chóe đựng nước ở giữa, hai bên là chóe muối và gạo. 
  • Ban Thần Tài: Nên đặt chóe sau bát hương, giữa ông Địa, Thần Tài. Lưu ý sắp xếp theo hình tam giác. 
  • Đối với các loại chóe đại có kích thước lớn nên đặt ở phòng khách hay đặt trong không gian phòng thờ rộng. 

Đồ thờ tâm linh cao cấp

Hình ảnh: Chóe gạo muối nước trên ban.

Chóe là biểu tượng tượng trưng cho sự may mắn, sinh sôi nảy nở, phát tài phát lộc. Được sử dụng như một bảo vật hút lộc tài. Mang tới cho gia chủ cuộc sống đầy đủ, giàu sang, phú quý.

Trên đây là những chia sẻ của Gốm sứ Long Loan về ý nghĩa của chóe thờ ban. Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích với bạn!

Hướng dẫn đặt hàng

  • Chọn sản phẩm

  • Thêm giỏ hàng

  • Kiểm tra sản phẩm

  • Nhận đơn hàng

  • Nhận sản phẩm