Bàn Thờ Thần Tài Và Những Điều Giúp Thu Hút Tài Lộc
Bàn thờ thần tài cũng giống như hình thức lập ban thờ cúng tổ tiên, là một trong những nét văn hóa tâm linh mang bản sắc riêng của người Việt.
Vậy tục thờ thần tài bắt nguồn từ đâu? nghi thức này có ý nghĩa gì trong đời sống thường nhật? Cùng Gốm Sứ Long Loan tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Hình ảnh: Thần tài
Sự tích ông thần tài
Người xưa kể lại rằng, ngày trước có một vị thần tiên cai quản tiền bạc, tài lộc trên trời trong một lần uống rượu đã bị rơi xuống trần gian. Không may gặp phải bọn người xấu, chúng lột hết đồ trên người thần mang bán. Thần cũng vì lúc rơi xuống va đầu vào đá mà mất trí, không còn nhớ ra mình là ai.
Những ngày sau đó, ông đi khắp nơi xin ăn. May thay gặp được một nhà bán thịt quay vì ế ẩm nên cho vào ăn. Lạ thay kể từ lúc đó quán đang vắng khách bỗng trở nên đông đúc lạ thường. Sau đó, ông vẫn thường lui tới quán xin ăn. Người chủ quán lâu dần thấy vẻ nhếch nhác, bẩn thỉu của con người ấy, lo lắng làm ảnh hưởng chuyện làm ăn của mình liền đuổi đi.
Hình ảnh: Ông thần tài
Chủ quán đối diện thấy vậy liền mời ông thần về quán mình. Cũng từ đó mà quán trở nên đông khách. Quán thịt quay kia thì lại trở về cảnh ế ẩm ngày trước. Người dân thấy ông ăn mặc rách rưới liền mua đồ cho ông mặc, tình cờ lại mua đúng quần áo đã bị mất của ông. Ông mặc lại đồ, nhớ lại mọi chuyện và bay về trời.
Kể từ đó, người dân lập ban thờ để tôn ông, cầu cho ông đến với gia đình mình như một biểu tượng của phúc lộc.
Ý nghĩa của bàn thờ thần tài
Ngày nay, chúng ta vẫn thường thấy ban thờ thần tài xuất hiện nhiều trong các văn phòng, hàng quán, nơi kinh doanh,… Không chỉ mang ý nghĩa cầu phúc, cầu tài, cầu danh lợi mà còn là chỗ dựa tinh thần cho nhiều người.
Hình ảnh: Ban thờ thần tài
Theo phong tục, ông thần tài sẽ được thờ chung với ông Địa – vị thần cai quản trời đất. Mang ý nghĩa xua đi vận hạn, điềm dữ, mang lại tài vận, cát khí cho gia chủ.
Ban thờ thần tài đầy đủ gồm những gì?
Một ban thờ thần tài đầy đủ cần có các vật phẩm thờ sau đây:
- Bát hương: Một bát hương – kích thước tùy thuộc với ban thờ của gia chủ.
- Hũ thờ (3 chóe): Một hũ đựng gạo, một hũ đựng muối và một hũ đựng nước.
- Khay chén – bát sâm (tùy vào kích thước ban thờ để chọn sử dụng một trong hai sản phẩm).
- Một nậm rượu.
- Kỷ 3 chén.
- Mâm bồng: Đựng hoa quả.
- Lọ hoa – 1 đến 2 lọ, tùy vào kích thước ban.
Hình ảnh: Bàn thờ thần tài
- Cốt thất bảo trong lòng bát hương (gồm 7 bảo vật quý trong trời đất mà nhà Phật thường sử dụng, gồm có lá vàng thật, lá bạc thật, hổ phách, ngọc bích, mã não đỏ, ngọc trai và san hô đỏ tự nhiên).
- Bát thả hoa – Minh Đường Tụ Thủy trong thờ cúng – một trong những cách giữ tiền bạc và may mắn trong gia đình không bị trôi đi.
- Ông Cóc thiềm thừ, ông tỳ hưu – linh vật chiêu tài, nạp lộc, mang lại vượng khí, tài lộc cho gia chủ
Cách bày ban thờ thần tài đẹp hợp phong thủy
Khi sắp xếp, bày trí ban thờ, ngoài việc tìm hiểu các yếu tố phong thủy bạn cũng cần nắm được cách chọn vị trí đặt ban thờ và vật phẩm thờ cúng sao cho phù hợp, cân bằng được cả hai yếu tố.
Vị trí đặt ban thờ thần tài
Không giống như ban thờ gia tiên, ban thờ ông địa được đặt dưới đất ở vị trí góc nhà hoặc góc gần cửa chính để đón tài lộc.
Vị trí đặt các vật phẩm thờ thần tài
Các vị trí đặt đồ thờ không chỉ mang lại vẻ tôn nghiêm mà còn thể hiện sự tỉ mỉ, thành tâm của người thờ.
Hình ảnh: Cách bày ban thần tài đẹp.
- Lưng ban thờ phải được dựa vào tường một cách chắc chắn. Đảm bảo không có lỗ đục, tránh việc tiền bạc không tụ được. Ở phía trong cùng dán trên vách của bộ bàn thờ một tấm bài vị.
- Ông Thần tài – Thổ địa được thờ chung trong ban thờ thần Tài, theo hướng từ ngoài nhìn vào. Ông thần tài đặt ở vị trí bên trái, ông thọ ở vị trí bên phải.
- Phía dưới 2 ông đặt 3 chóe thờ, đựng rượu, nước và gạo. Lưu ý rằng 3 hũ này chỉ được thay trong dịp cuối năm
- Phía trước 2 ông, tại vị trí chính giữa ban thờ đặt 1 bát hương. Nên thắp hương đều đặn hàng ngày hoặc ít các ngày lễ như ngày rằm, mồng một, lễ, tết,… Để ban thờ thêm linh thiêng và tụ khí cho gian thờ.
- Bộ chén thờ xếp thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương (đông, tây, nam, bắc, trung).
- Nên đặt một ông Cóc trên ban thờ, ban ngày hướng ra, ban đêm hướng vào nhà.
- Bên ngoài cùng của ban nên đặt một bát thả hoa. Nó sẽ làm cho không gian thờ cúng trở nên nhẹ nhàng, thanh tịnh hơn.
Trên đây là những chia sẻ của Gốm sứ Long Loan về những điều cần biết đối với ban thờ thần tài. Hy vọng những kiến thức chúng tôi mang tới sẽ hữu ích với bạn và gia đình!