Trúc Lâm Đại Sĩ Xuất Sơn Đồ – Kiệt Tác Thư Họa Cổ
Trúc lâm đại sĩ xuất sơn đồ là một bức thư họa lâu đời có giá trị cao cả về lịch sử và nghệ thuật cổ xưa. Dưới mỗi góc nhìn thời đại, bức tranh sẽ được thể hiện và cảm nhận theo một cách khác nhau. Để hiểu rõ hơn về bức thư họa cổ này, hãy cùng Gốm Sứ Long Loan tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Hình ảnh: Vua Trần Anh Tông cùng tùy tùng.
Trúc lâm đại sĩ xuất sơn đồ – bức thư họa lâu đời
Trúc lâm đại sĩ xuất sơn đồ là một áng thi họa cổ. Được phục chế và lưu giữ tại bảo tàng Liêu Ninh thành phố Thẩm Dương, Trung Quốc. Thể hiện dưới dạng tranh thủy mặc, kết hợp giữa thư và họa.
Bức họa vẽ tổng cộng 82 người. Trong đó 61 người ở bên phải thuộc đoàn tiếp đón của Vua Trần Anh Tông và các tùy tùng. 21 người bên trái thuộc đoàn tùy tùng của Thượng hoàng Trần Nhân Tông. Chia làm 2 nhóm gồm nhóm rước kiệu và nhóm Vua quan. Trong đó có 5 quan văn và 2 quan võ đứng trước vua.
Hình ảnh: Trúc lâm đại sĩ xuất sơn.
Từ núi ra có 21 người trong đó có Trần Nhân Tông và đạo sĩ Trung Quốc Lâm thời Vũ. Năm tăng nhân ngoại quốc với đặc thù của người Nam Á. Tay cầm tích trượng, bình bát, kinh quyển. Tám đệ tử và 6 người khiêng kiệu đều có mày dài, có râu, tai to, tay lần tràng hạt.
Trong bức họa, vua Trần Nhân Tông ngồi trên cáng từ động Vũ Lâm xuất du xuống núi. Đi cùng là 8 đệ tử là tăng sĩ và 4 phu khiêng. 2 phu cầm quạt lông và lọng nan, hai đệ tử 1 cầm gậy trúc, 1 cầm phất trần. Còn lại đi phía sau.
Bức họa lấy hình tượng về vị vua Trần Nhân Tông, ngồi võng tay lần tràng hạt. Dưới thời nhà Trần, Phật và Đạo là linh hồn không thể thiếu trong giai đoạn lịch sử bấy giờ. Nó gắn liền với con đường tu luyện của cuộc đời đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Ý nghĩa văn hóa
Bức họa được tác giả sử dụng màu mực nguyên bản của tranh thủy mặc. Mô tả không gian với sông, núi, cây cổ thụ xen lẫn cây cỏ dại ven đường. Tái hiện cảnh tiếp đón của Vua Trần Anh Tông cùng các tùy tùng hộ giá Thượng hoàng Trần Nhân Tông. Cuộc xuất hành từ động Vũ Lâm (Ninh Bình) ra Thăng Long.
Hình ảnh: Đoàn tùy tùng nghênh đón Trúc lâm đại sĩ.
Đây là cảnh hiếm có được lưu giữ về hai vị vua của nhà Trần. Khắc họa sự kiện lịch sử đại sĩ trúc lâm xuống núi giảng đạo, bài trừ mê tín dị đoan. Đồng thời làm tôn lên chân dung của hai vị vua thời Trần – hình ảnh hiếm hoi trong di sản văn hóa của Việt Nam.
Họa tiết trúc lâm đại sĩ xuất sơn trong nghệ thuật gốm sứ
Ngày nay, bức thi họa cổ cũng được lấy làm nguồn cảm hứng trong lối nghệ thuật chế tác gốm sứ. Từ sự thể hiện của màu mực trên giấy, những người nghệ nhân đã thổi hồn vào các tác phẩm gốm sứ như một sự kế thừa văn hóa.
Hình ảnh: Bức thư họa trên gốm sứ.
Dưới bàn tay của người nghệ nhân làng nghề Bát Tràng hình họa này được đưa vào gốm sứ một cách khéo léo. Sắc xanh của các dòng men trên nền sứ trắng càng làm tôn lên vẻ đẹp thủy mặc hoang sơ, kì vĩ của bức họa cổ. Hình họa này thường được thấy nhiều trên các dòng sản phẩm phong thủy như lọ lộc bình, sản phẩm trang trí, mang lại nhiều giá trị về lịch sử cũng như nghệ thuật.
Trên đây là những chia sẻ của Gốm sứ Long Loan về ý nghĩa của bức thư họa Trúc lâm đại sĩ xuất sơn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang tới sẽ hữu ích với bạn!