Nghệ Thuật Chạm Nổi Trên Sứ – Dấu ấn nghệ thuật làng nghề
Nghệ thuật chạm nổi trên sứ là một trong những nghệ thuật được thừa kế và sáng tạo vận dụng từ các kỹ thuật chạm khắc, đục đẽo lâu đời. Thể hiện các giá trị về văn hóa, nghệ thuật, chứa đựng cả một nền văn minh nghệ thuật, kiến trúc từ các triều đại cũ. Để hiểu hơn về hình thức trang trí đặc biệt này, hãy cùng Gốm Sứ Long Loan tìm hiểu qua những nội dung dưới đây nhé!
Đôi nét về nghệ thuật chạm nổi
Trong di sản văn hóa dân tộc, nghệ thuật chạm là một mảng nghệ thuật đặc biệt quan trọng góp phần nên nét độc đáo trong văn hóa bản địa. Tạo nên sự khác biệt trong các công trình kiến trúc và sản phẩm nghệ thuật, trên đa dạng các chất liệu như gỗ, sứ, đá,…
Tùy theo độ cao của hình khối so với mặt nền của bức chạm, người ta chia mức độ thể hiện của các hình khối ra thành ba mức độ gồm chạm thấp, chạm vừa và chạm cao.
- Chạm nổi thấp: Dùng cho lối thể hiện các hoa văn trên mặt phẳng dùng làm nền cho các hình tượng khác như nền mây, hoa lá trang trí, đường vân,…
- Chạm vừa: Độ nổi hoa văn cao hơn độ chạm thấp, độ cao nhất của các hình tượng vẫn nằm trên một mặt phẳng tương đối.
- Chạm nổi cao: Hoa văn được chạm nổi với độ cao vượt lên bề mặt , tạo độ tương phản sáng tối rõ ràng giữa khối nổi và phần chạm sâu trên bề mặt. Gây ấn tượng mạnh với các hình khối nổi bật, sống động như được đắp và tạo hình tách biệt.
Quan niệm cao thấp ở đây không được chỉ định bằng độ dài của các đơn vị đo lường mà bằng tỉ lệ độ cao của hình khối được chạm so với kích thước của toàn bộ bức chạm.
Nghệ thuật chạm nổi trên sứ trắng
Chạm nổi trên sứ là phương pháp đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật, thường được thực hiện bằng cách dùng một hình nắn sẵn đắp lên bề mặt rồi dùng mũi ve chạm trực tiếp hoặc dùng các thao tác đục, tỉa và tạo hình trực trên bề mặt sản phẩm. Các hình thức đắp nổi sẽ mang đến hiệu ứng cảm nhận rõ nét hơn, nhưng so về độ tinh tế và tinh xảo, phương pháp chạm nổi nhờ nghệ thuật đục tạo hình sẽ mang lại cảm quan thẩm mỹ tuyệt vời hơn.
Trong mảng gốm sứ, nghệ thuật chạm nổi, đục nổi thường được ứng dụng nhiều với dòng sản phẩm thờ cúng và đồ bày phong thủy. Mang đến sự đa dạng và dấu ấn thẩm mỹ đặc biệt cho dòng vật phẩm truyền thống. Các hoa văn chạm nổi thường là các biểu tượng linh vật như Long – Lân – Quy – Phụng, chim hạc, rùa,… hay các đồ án hoa văn hoa sen, mẫu đơn,… Tạo điểm nhấn nghệ thuật và tôn lên giá trị văn hóa, phong thủy, tín ngưỡng chủ đạo cho các vật phẩm.
Để thể hiện chân thực hơn độ chìm, nổi của hoa văn, bên cạnh các kỹ thuật lột tả chuyên nghiệp, các hoa văn còn được kết hợp vẽ màu chàm, vẽ màu, hoặc vẽ vàng kim với các sắc độ khác nhau. Mang đến sự nổi bật và giá trị cho các sản phẩm thủ công.
Nghệ thuật chạm nổi trên vật phẩm gốm sứ Bát Tràng
Để tạo nên một sản phẩm gốm sứ từ nghệ thuật chạm nổi, khắc nổi trên sứ là cả một quá trình tâm huyết của người thực hiện. Đòi hỏi sự cân bằng giữa các kỹ thuật và hài hòa giữa cảm quan thẩm mỹ. Để thực hiện được các kỹ thuật này, đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm lâu năm, có sự am hiểu và đặt vào tâm huyết dành cho mỗi một tác phẩm.
Trên đây là những chia sẻ của Gốm Sứ Long Loan về nghệ thuật chạm nổi trên sứ. Hy vọng những thông tin chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với Quý bạn!
Để tham khảo các sản phẩm gốm sứ hoa văn chạm nổi ấn tượng, Quý bạn có thể xem thêm tại đây hoặc liên hệ Hotline: 032.633.8686 để được hỗ trợ tốt nhất.