Tư vấn phong thủy

Tư vấn phong thủy

Bàn Thờ Gia Tiên Trong Tín Ngưỡng Thờ Cúng

Trong các hình thái tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên là một loại hình cổ truyền có vị trí hết sức quan trọng. Do đó mà ban thờ gia tiên cũng là nơi đặc biệt thiêng liêng. chứa đựng nhiều ý nghĩa về đời sống và tinh thần. 

Trong bài viết này, gốm sứ Long Loan sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về ý nghĩa của ban thờ gia tiên trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Cùng tìm hiểu nhé!

Bàn thờ gia tiên trong tín ngưỡng thờ cúng

Hình ảnh: Bàn thờ gia tiên. 

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hình thành từ xa xưa và có mặt ở nhiều dân tộc trên thế giới. Ở Việt Nam, loại hình tín ngưỡng này xuất phát từ quan niệm “vạn vật hữu linh”, tức mọi vật đều có linh hồn. 

Với quan niệm ấy, nhân dân tin rằng ở cõi niết bàn con người ta cũng có những sinh hoạt đời thường như người ở dương thế. Vì vậy ban thờ được tạo ra như một nơi để tổ tiên nương náu. Nơi để con cháu gửi gắm, thể hiện tấm lòng biết ơn dành cho ông bà, cha mẹ và những người đã khuất. 

Người Việt từ bao đời nay luôn sống theo đạo hiếu, giữ trọn văn hóa “uống nước nhớ nguồn”. Hình thức lập ban thờ gia tiên và cúng lễ, thắp hương cũng chính là biểu tượng bất diệt cho tinh thần ấy.

Ý nghĩa của bàn thờ gia tiên trong văn hóa thờ cúng 

Ban thờ từ lâu đã được coi như chiếc cầu nối linh thiêng giữa cuộc sống hiện tại của con người với cõi thiêng của trời đất. Là nhịp cầu nối kết, giao hòa giữa hai cõi âm dương. 

Bàn thờ gia tiên trong tín ngưỡng thờ cúng

Hình ảnh: Đồ bày trên ban thờ gia tiên.

Trong Phật giáo, các Phật tử không xem bàn thờ gia tiên là “nơi ở” của ông bà, tổ tiên vì biết rõ chư vị đã theo nghiệp tái sinh trong lục đạo. Họ coi đó là nơi tưởng niệm, ghi nhớ ân đức sinh dưỡng của những người đã khuất. Là biểu tượng cho cội nguồn, huyết thống. 

Chính điều này đã hun đúc và hình thành nên truyền thống quý báu của người Phật tử. Như lời dạy của Đức Phật về hiếu hạnh trong Kinh Tạp Bảo Tạng: “Làm con đối với cha mẹ đem chút lễ mọn cúng dường thì được phước vô lượng, trái lại làm ít điều bất thiện đối với cha mẹ tội cũng vô lượng”.

Ngoài ý nghĩa bày tỏ lòng hiếu kính với tổ tiên, ông bà, bàn thờ gia tiên thờ còn chứa đựng nhiều ý nghĩa khác thông qua sự thể hiện các đồ thờ cúng. Dưới đây là ý nghĩa của những vật phẩm thờ cúng phổ biến nhất.

Bát hương trên ban thờ gia tiên 

Bát hương là thứ có mặt trên tất cả các ban thờ gia tiên, thường được chế tác dựa trên các hoa văn phong thủy như rồng, sen,… mang giá trị về sự mong cầu cuộc sống vương giả, quyền uy, một cuộc sống hạnh phúc, an yên.

Bát hương - Gốm Sứ Long Loan

Hình ảnh: Bát hương trên bàn thờ gia tiên.

Bộ tam sự 

Bên cạnh bát hương, bộ tam sự cũng là một vật phẩm không thể tách rời trong nét văn hóa bao đời ấy. Bộ tam sự hay còn có cách gọi khác là bộ lư hương đỉnh hạc. Gồm một lư hương đặt chính giữa và đôi hạc ở hai bên.

Hương thơm trầm ấm từ nhang khói giữ vai trò giống như một loại hương liệu. Giúp thanh trừ tà khí, hung khí, mang lại cát khí cho gia chủ. Biểu tượng “song hạc ngậm liên hoa” sát bên còn mang ý nghĩa về sự giác ngộ, thành tâm hướng Phật của gia chủ.

Chóe thờ trên ban gia tiên 

Chóe thờ mang ý nghĩa như một bảo vật giữ của, thường gồm 3 chóe đựng nước, muối và gạo. Chứa đựng ý nghĩa về tâm niệm hạnh phúc, no đủ của mỗi gia đình gửi tới cha ông.

Đèn thờ

Trên mỗi ban thờ gia tiên sẽ chẳng thể thiếu được đèn thờ hay chân nến. Ánh đèn sáng phản chiếu cho tấm lòng của con cháu. Tượng trưng cho ngọn đèn trí tuệ cháy mãi không ngừng. Sự bền bỉ của ngọn đèn còn mang ý nghĩa của sự nhẫn nhục. Chuyển hóa lửa thành ánh hào quang, phúc khí cho gia môn.

Nậm rượu và kỷ chén

Các vật dụng này thường dùng đựng rượu, nước, chứa đựng lòng thành kính mà con cháu dâng lên bề trên.

Mâm bồng

Trên mỗi ban thờ thường sẽ có sự xuất hiện của 3 chiếc mâm bồng đặt hoa quả, tiền vàng và bánh kẹo. Giữ vai trò tương tự như chóe hay nậm rượu, kỷ chén.

Lọ lục bình

Lọ lục bình dùng để cắm hoa, có thể là hoa giả hoặc hoa tươi dùng trong ngày lễ và các ngày rằm,… Góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp thành kính cho không gian thờ. Đồng thời gửi gắm mong ước về tài lộc cho gia đình.

Đũa thờ, bát cúng cơm

Một ban thờ đầy đủ và ý nghĩa sẽ không thể thiếu đi bộ đũa thờ và bát cúng cơm. Chúng là sự biểu đạt trọn vẹn cho tấm lòng hiếu kính của những người làm con, làm cháu.

Ống cắm hương

Bên cạnh lư hương thì ống hương cũng chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Từng nén hương thơm được xếp ngay ngắn mang theo tấm lòng của con cháu, luôn thường trực, bền bỉ.

Ngoài ra, tùy từng gia đình mà các vật phẩm thờ cúng cũng trở nên đa dạng hơn. Bên cạnh bộ đồ thờ gia tiên, nhiều nơi có thêm câu đối, hoành phi, ngai thờ,… Tất cả đều cần có sự sắp xếp sao cho hài hòa cả về không gian sử dụng và phong thủy.

Cách bài trí bàn thờ gia tiên hợp phong thủy

Để bài trí ban thờ sao cho phù hợp nhất, bạn nên chú ý tới vị trí đặt ban thờ và cách bày trí các vật phẩm thờ cúng.

Vị trí đặt bàn thờ gia tiên trong nhà

Ban thờ gia tiên nên được đặt ở một không gian yên tĩnh, thanh tịnh. Nếu có thể thì nên được đặt tại phòng thờ riêng trên cao hoặc những nơi ít bị tác động của các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Ban nên được dựa vào tường vững chãi, không đặt ban tựa vào cửa sổ hay tường kính,… Phải đảm bảo rằng vị trí của ban là cố định, không xê dịch hay thay đổi.

Vị trí đặt ban

Hình ảnh: Vị trí đặt bàn thờ gia tiên trong nhà.

Theo truyền thống người Việt thì ban thờ gia tiên chủ yếu được đặt tại nhà chính. Theo hướng quay ra phía cửa chính để mang lại phong thủy tốt nhất.

Cách bày đồ thờ trên bàn thờ gia tiên 

  • Bát hương: Vị trí của bát hương nên đặt giữa bàn thờ. Với ban thờ 3 bát hương, nên đặt theo thứ tự bát hương lớn ở giữa và hai bát nhỏ hai bên. Bát hương ở giữa sẽ đẩy lùi khoảng 1-3 phân so với bát hương đúng cạnh.
  • Lọ hoa: Thông thường vị trí của lọ hoa sẽ được đặt bên trái di ảnh. Nếu dùng 2 lọ thì nên đặt chúng song song và đối xứng với nhau.

Bàn thờ gia tiên trong tín ngưỡng thờ cúng

Hình ảnh: Cách bài trí bàn thờ gia tiên đúng cách.

  • Nậm rượu, chén thờ: Nậm rượu và chén thờ thường được đặt nằm sau bát hương. Sử dụng 
  • Mâm bồng: Trên bàn thờ thường sẽ có 3 mâm bồng, được đặt trước di ảnh.
  • Đèn, chân nến: Trước đây, đèn sử dụng trên ban thờ thường là đèn dầu, theo thời gian các loại đèn cũng dần được thay thế bởi đèn điện nhiều hơn. Nhưng theo đúng truyền thống từ xa xưa thì nên dùng đèn dầu có chân đế là gốm sứ. Đèn và nến được đặt tại 2 bên bình hương, phía góc ngoài cùng của ban thờ.
  • Bộ tam sự: Bộ tam sự thường được sử dụng với những gia đình có ban thờ rộng. Lư hương được đặt chính giữa bàn thờ, 2 bên có 2 con hạc hoặc 2 nến đồng. 

Trên đây là những chia sẻ của Gốm sứ Long Loan về ý nghĩa của ban thờ gia tiên trong đời sống tâm linh của người Việt. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về một góc  văn hóa dân tộc!

Hướng dẫn đặt hàng

  • Chọn sản phẩm

  • Thêm giỏ hàng

  • Kiểm tra sản phẩm

  • Nhận đơn hàng

  • Nhận sản phẩm