Cây Tùng La Hán – Giá trị Nghệ Thuật Và Phong Thủy Trên Gốm Sứ
Cây tùng La Hán là loài cây có ý nghĩa đặc biệt trong nghệ thuật trang trí gốm sứ. Không chỉ là sự thể hiện của vẻ đẹp thẩm mỹ ấn tượng, la hán tùng còn được xem là biểu tượng của phong thủy, chứa đựng nhiều giá trị tốt đẹp trong quan niệm từ xa xưa.
Hình ảnh: Cây tùng la hán.
Cây tùng la hán trong nghệ thuật trang trí gốm sứ
Cây tùng la hán hay còn có tên gọi khác là sam đất, sam la hán hay vạn niên tùng. Là loài cây đại diện cho mùa đông, có lá nhỏ, cứng cáp và xanh tốt quanh năm. Trong tự nhiên loài cây này có khả năng năng chịu hạn tốt và có sức sống bền bỉ. Nhiều cây có tuổi đời lên tới hàng trăm năm.
Trong trang trí gốm sứ, la hán tùng được xem là biểu tượng nghệ thuật chứa đựng nhiều giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa phong thủy. Là hình mẫu may mắn thường xuất hiện trong các đồ án hoa văn cổ điển ở dòng đồ bày, gốm sứ trang trí. Thường được vẽ thủ công để lột tả chân thực nhất vẻ đẹp chi tiết, sống động vốn có.
Ý nghĩa cây tùng la hán trong phong thủy
Trong phong thủy, la hán tùng được xem là hình mẫu của những điều may mắn với nhiều ý nghĩa được tạo nên từ đặc điểm sống và quan niệm dân gian lâu đời.
Biểu tượng của sự trường thọ
Rút ra từ những đặc điểm sinh trưởng tự nhiên, từ xa xưa cây Tùng vẫn được biết đến như là một loại cây biểu tượng cho sức sống mãnh liệt. Sống trên đất đá cằn cỗi, trong gió rét khắc nghiệt vẫn luôn ngay thẳng vươn mình. Bởi vậy, cây Tùng là được xem là loài cây biểu tượng của sự trường thọ, gắn với sức sống dẻo dai, trường tồn, bất diệt.
Hình ảnh: Cây tùng – biểu tượng của sự trường thọ.
Trong “Cao cao sơn ký” từng nói: trên vùng đất cao có một cây đại thụ tùng, không biết mấy nghìn năm tuổi, nhưng tinh linh của nó có thể biến thành Trâu xanh và rùa. Nếu như ăn được quả của cây đại thụ tùng có thể trường sinh bất lão.
Biểu tượng cho công đức, ơn nghĩa với tổ tiên
Từ xa xưa có 2 loại cây trồng quý hiếm là cây ngũ cốc dùng làm lương thực và cây hoa mộc dùng làm thuốc, lấy hoa thờ cúng. Trong các loài hoa mộc dược có sự xuất hiện của Tùng. Cổ nhân cho rằng bách thụ là âm mộc, cho nên chữ bách có bộ “bạch” đi cùng (Bạch là Tây phương chính sắc). Bách hướng đến “âm” là chỉ Tây, không giống như các cây khác đều hướng đến Dương, vì vậy thụ bách là “cây có Trinh đức”.
Cổ nhân khi cư táng, thường trồng bên mộ tiền nhân bách thụ. Tượng trưng cho danh tiếng và công đức của tổ tiên, đồng thời cũng qua đó gửi gắm tấm lòng nhớ thương đối với những người đã khuất.
Biểu tượng cho vẻ đẹp của người quân tử
Trong truyện Tào Tháo đời Tam Quốc có từng nhắc đến một cây Tùng già cổ thụ, đường kính mấy chục người ôm. Nhiều người muốn chặt nhưng không chặt được, Tào Tháo khiếp sợ và phong cho cây Tùng là Trượng phu Tùng. Có phong quan và treo mũ tượng trưng. Trong quan niệm từ ngày đó, cây Tùng được xem là tượng trưng cho hình ảnh con người, thể hiện mong ước được trở thành các bậc trượng phu.
Hình ảnh: Cây tùng – vẻ đẹp của người quân tử.
Cổ nhân xưa thương chọn cây tùng làm biểu tượng tượng tượng trưng cho lý tưởng xanh hoá đạo lộ. Tính chất lý tưỏng của tùng, xanh bốn mùa, làm đẹp cho đời, tượng trưng cho đạo của người quân tử.
Cây tùng hợp mệnh nào?
Cây tùng thuộc loài lá kim, theo ngũ hành tương sinh, loài cây này đặc biệt phù hợp với những người mệnh Kim và mệnh Thủy (Kim sinh Thủy).
Phù hợp với những người thuộc mệnh Kim có ngày sinh vào các năm Nhâm Thân, Ất Mùi, Giáp Tý, Quý Dậu, Nhâm Dần, Ất Sửu, Canh Thìn, Quý Mão, Tân Tỵ, Canh Tuất, Giáp Ngọ, Tân Hợi.
Tương sinh với những người thuộc mệnh Thủy có ngày sinh vào các năm Bính Tý, Quý Tỵ, Nhâm Tuất, Đinh Sửu, Bính Ngọ, Quý Hợi, Giáp Thân, Đinh Mùi, Ất Dậu, Giáp Dần, Nhâm Thìn, Ất Mão.
Hình ảnh: Cây tùng – biểu tượng gắn với mệnh kim và mệnh thủy.
Tuổi hợp nhất với cây tùng là người tuổi Thân tức tuổi Khỉ. Tuổi Thân vốn chăm chỉ chịu khó, thông minh nhưng có chút long đong lận đận, thành công đến muộn. Cây tùng chi chít như khu rừng thu nhỏ, nhiều cây cối và cành lá là môi trường thuận lợi cho khỉ sinh sống. Nhiều cành cây giúp khỉ leo trèo, bám víu tốt ý nghĩa như tương trợ đắc lực cho người tuổi Thân.
Biểu tượng tùng la hán trên gốm sứ
Hình ảnh: Cây tùng trong sự kết hợp biểu tượng “thuận buồm xuôi gió”.
Hình ảnh: Biểu tượng cây tùng trong cảnh sắc sơn thủy.
Hình ảnh: Biểu tượng cây tùng la hán trong đồ án” bách phúc bách nhi”.
Trên đây là những chia sẻ của Gốm Sứ Long Loan về ý nghĩa biểu tượng của cây tùng la hán trong nghệ thuật trang trí gốm sứ. Hy vọng những thông tin chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn.
>> Xem thêm các sản phẩm gốm sứ hoa văn cây tùng tại đây.