Tư vấn phong thủy

Tư vấn phong thủy

Mâm Ngũ Quả Ngày Tết – Ý Nghĩa Văn Hóa Và Cách Bày Trí

Mâm ngũ quả ngày tết là một hình thức thể hiện đặc biệt của tín ngưỡng và nếp sống văn hóa độc đáo của người Việt. Không chỉ góp phần tạo nên bản sắc qua nét đặc trưng các loài hoa trái, mà còn là sự thể hiện cho tấm lòng thành kính của mỗi gia đình. Để hiểu hơn về ý nghĩa của mâm ngũ quả cũng như cách bày trí trong ngày tết, hãy cùng Gốm Sứ Long Loan tìm hiểu qua những nội dung dưới đây nhé! 

Mâm ngũ quả ngày tết - Ý nghĩa văn hóa và cách bày trí

Hình ảnh: Mâm ngũ quả ngày tết. 

Mâm ngũ quả 

Mâm ngũ quả là mâm trái cây gồm 5 loại quả đặc trưng dâng lên ban thờ gia tiên vào dịp tết Nguyên Đán. Tùy vào đặc điểm và phong tục từng vùng miền mà mâm ngũ quả cũng có sự khác biệt.

Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc 

Mâm ngũ quả miền Bắc thường có các loại quả đặc trưng như: Chuối, bưởi, dưa hấu đỏ, quýt, táo, thanh long, xoài, đào, lựu, phật thủ, dứa, sung, na,… Tùy vào sự lựa chọn theo đặc điểm từng vùng và cách thể hiện ý nguyện của mỗi gia đình. 

Mâm ngũ quả ngày tết - Ý nghĩa văn hóa và cách bày trí

Hình ảnh: Mâm ngũ quả theo vùng miền.

Mâm ngũ quả ngày tết miền Nam

Khác với mâm ngũ quả miền Bắc, mâm ngũ quả miền Nam gần như sẽ theo một quy chuẩn. Thường là mãng cầu (cầu), dừa (vừa), đu đủ (đủ), xoài (xài), sung (sung). Đôi khi sẽ được kết hợp thêm dứa (thơm). 

Theo thời gian, hình thức bày mâm ngũ quả ngày tết của miền Nam cũng có ảnh hưởng ít nhiều tới văn hóa bày ngũ quả của các vùng miền khác bởi tên gọi và sự đặc trưng trong ý nghĩa bày trí. 

Mâm ngũ quả ngày tết miền Trung 

Mâm ngũ quả tết của người miền Trung gồm các loại quả như: Dưa hấu, thanh long, cam, quýt, dứa, sung,… không khác quá nhiều so với hai miền còn lại. Thường sẽ được lựa chọn theo loại trái cây đặc trưng của vùng miền với sự giản dị, mộc mạc nhất. 

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết

Bày mâm ngũ quả ngày tết là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa và tín ngưỡng của người Việt. Dâng mâm ngũ quả ngày tết là một cách thể hiện cho tấm lòng đạo hiếu của con cháu dâng lên các vị thần Phật, ông bà tổ tiên. Thể hiện mong cầu về hạnh phúc, sung túc, đủ đầy. 

Mâm ngũ quả ngày tết - Ý nghĩa văn hóa và cách bày trí

Hình ảnh: Mâm ngũ quả. 

Bên cạnh đó, ý nghĩa độc đáo của mâm ngũ quả còn được thể hiện qua nhiều yếu tố như tên gọi, màu sắc hay hương vị. 

Tên gọi mâm ngũ quả 

“Ngũ” trong ngũ quả là từ có nguồn gốc từ tiếng Hán. Chỉ 5 loại quả, lấy số lẻ làm con số đại diện cho may mắn. “Ngũ” đại diện cho ngũ phúc: Phúc – lộc – thọ – khang – ninh. Thể hiện ý nghĩa về phúc lành. Ngoài ra, “ngũ” trong “ngũ quả” còn được lấy đại ý từ “ngũ cốc”. Chỉ lương thực đủ đầy, mùa màng bội thu, cuộc sống sung túc. 

Mâm ngũ quả ngày tết - Ý nghĩa văn hóa và cách bày trí

Hình ảnh: Mâm ngũ quả ngày tết. 

Các loại quả được lựa chọn bày trên mâm ngũ quả ngày tết thường được lựa chọn theo ý nghĩa may mắn. Tùy theo phong tục và đặc trưng từng vùng. Thường sẽ tránh những cái tên mang ý nghĩa không may mắn như sầu riêng (u sầu), cam (cam chịu),…

Trong phong thủy, ngũ quả tượng trưng cho kim – mộc -thủy – hỏa- thổ. Tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương ngũ hành. Mang lại vượng khí, cân bằng phong thủy cho gia đình.

Ý nghĩa mâm ngũ quả theo màu sắc, hương vị

Điều làm nên sự độc đáo trong mâm ngũ quả còn nằm ở màu sắc các loại quả bày. Các loại quả được lựa chọn thường có màu sắc sặc sỡ như xanh, đỏ, vàng,… Gợi đến sức sống tươi mới và may mắn đầu năm. 

Gốm sứ Long Loan - Nâng tầm văn hóa Việt

Hình ảnh: Mâm ngũ quả tết mang màu sắc của sự may mắn. 

Các loại quả được lựa chọn thường thiên về các loại quả có vị ngọt nhiều hơn. Tránh các loại quả có vị đắng, chát, cay để tránh những xui xẻo, vất vả, thăng trầm trong năm mới.

Cách bày mâm ngũ quả ngày tết

Hình thức bày mâm ngũ quả ngày tết với mỗi vùng miền sẽ có những cách thực hiện khác nhau:

Với miền Bắc, khi bày mâm ngũ quả, chuối thường được đặt trước, sau đó tới bưởi đặt chính giữa nải chuối. Các loại quả còn lại sẽ được sắp xếp xen kẽ với nhau tùy theo góc nhìn của gia chủ. Ngoài ra mâm ngũ quả của miền Bắc thường sẽ được thêm vào các loại quả nhỏ trang trí như quất, quýt và cài thêm tiền khi bày trên bàn thờ vào những ngày đầu năm. 

Tại miền Nam và miền Trung, mâm ngũ quả thường sẽ được lựa chọn bày trí theo tên gọi và ý nghĩa mà gia chủ muốn thể hiện thông qua các loại quả. Mang ý nghĩa về lời chúc làm ăn, cuộc sống, thường không quá cầu kỳ, kiểu cách.

Mua mâm bày ngũ quả ở đâu tốt?

Để tạo nên một mâm ngũ quả đẹp trưng bày ban gia tiên mỗi dịp tết đến, không chỉ cần tới sự chỉn chu trong khâu lựa chọn hoa quả. Mà còn cần chú ý tới việc lựa chọn kích thước và chất liệu của mâm đựng. Mâm bồng đựng ngũ quả chính là yếu tố quan trọng giúp tạo hình cho việc bày trí. Đỡ nhiều loại quả nên phải có độ chắc chắn và chất liệu có khả năng chịu lực tốt. Định hình và giữ ổn định mâm ngũ quả trên ban thờ. 

Bên cạnh đó, kích thước mâm cũng là điểm đáng lưu ý khi lựa chọn. Để chọn được kích thước phù hợp nhất, nên xác định dựa trên độ phù hợp với kích thước ban thờ. Tránh mâm quá to hoặc quá nhỏ gây tốn diện tích ban và khó khăn trong việc bày trí.

 

Hình ảnh: Mâm bồng sứ đựng ngũ quả. 

Để tìm mua mâm bày ngũ quả, Quý khách hàng có thể tham khảo các sản phẩm mâm bồng gốm sứ đựng ngũ quả tại Gốm Sứ Long Loan. Các mẫu mâm bồng với sự độc đáo trong màu men cùng các đồ án hoa văn ấn tượng và sự đa dạng trong kích thước chắn chắn sẽ làm hài lòng Quý khách hàng. 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về ý nghĩa và cách bày trí mâm đựng ngũ quả. Hy vọng những thông tin chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với Quý bạn và gia đình! 

Hướng dẫn đặt hàng

  • Chọn sản phẩm

  • Thêm giỏ hàng

  • Kiểm tra sản phẩm

  • Nhận đơn hàng

  • Nhận sản phẩm