Tư vấn phong thủy

Tư vấn phong thủy

Tùng Cúc Trúc Mai – Tứ Cảnh Phong Thủy Dân Gian

“Tùng, cúc, trúc, mai” là hình ảnh đặc biệt quen thuộc trong văn hóa và nghệ thuật phương Đông từ xa xưa. Hình tượng này được đưa vào sử dụng trong nghệ thuật trang trí với ý nghĩa biểu tượng cho phong thủy. Điển hình nhất là đối với các sản phẩm lộc bình gốm sứ.

Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của bộ tứ quý tùng cúc trúc mai, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những chia sẻ hữu ích trong bài viết dưới đây nhé!

Ý nghĩa của tùng cúc trúc mai 

“Tùng, Cúc, Trúc, Mai” là hình mẫu biểu tượng đại diện cho 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông. Mỗi cây sẽ đại diện cho một mùa và mang những ý nghĩa tượng trưng riêng có.

Cây tùng trong tứ cảnh đồ

Tùng là loài cây đại diện cho mùa đông, có lá nhỏ, cứng cáp và xanh tốt quanh năm. Đặc biệt chịu hạn tốt và có sức sống bền bỉ. Nhiều cây có tuổi đời lên tới vài trăm năm. Do đó mà loài cây này được coi là biểu tượng cho sự trường thọ, vĩnh cửu. Người xưa quan niệm rằng nếu ăn được quả tùng sẽ “trường sinh bất lão”.

Tùng cúc trúc mai - Tứ cảnh phong thủy dân gian

Hình ảnh: Cây tùng

Theo quan niệm xưa, tùng có sức mạnh xua đuổi tà ma, đem lại may mắn cho gia chủ. Nhiều gia đình lựa chọn trồng loại cây này ở phần mộ của người thân như một vật bảo trấn giữ gia trạch và tưởng nhớ về người đã khuất.

Bên cạnh đó, hình ảnh cây tùng khỏe khoắn vươn mình còn là đại diện cho khí tiết của người quân tử, luôn ngay thẳng, chính trực.

Hoa cúc

Tích xưa kể rằng: “Ngày trước có hai mẹ con nọ rất yêu thương nhau dù hoàn cảnh nghèo khó. Một ngày người mẹ lâm bệnh nặng, người con tìm mọi cách chạy chữa mà không được. Bụt hiện lên và giúp đỡ cậu. Bảo cậu đi tìm một bông hoa, mỗi cánh hoa sẽ tương ứng với một năm tuổi thọ của mẹ. Tiếc thay cậu chỉ tìm được một bông hoa vàng năm cánh. Cậu liền xé nhỏ cánh hoa thành trăm cánh nhỏ khác nhau. Thần kì thay, người mẹ đã được cứu và sống với con trai tới rất lâu về sau.

Tùng cúc trúc mai - Tứ cảnh phong thủy dân gian

Hình ảnh: Hoa cúc

Từ đó, hoa cúc vàng được coi là hình ảnh gắn liền với lòng hiếu thảo. Thường được dùng dâng lên các bậc sinh thành, ông bà tổ tiên đã khuất để thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ công sinh dưỡng. Trong tiệc mừng thọ và dịp đầu năm mới cũng có sự xuất hiện của hoa cúc, đặc biệt là cúc vạn thọ – một món quà chúc thọ ý nghĩa và được xem như biểu tượng của sự đoàn viên.

Không chỉ trong văn hóa của người Việt, tại Trung Quốc, loài hoa này cũng được sử dụng phổ biến với ý nghĩa của sự trường thọ, phúc lộc dồi dào. Theo nho giáo, hoa cúc chính là biểu tượng cho người quân tử. Là loài hoa “diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa” tức lá không rời cành và hoa không rụng xuống đất. Biểu tượng cho sự kiên trung, bất khuất của người quân tử trước bão giông của cuộc đời.

Cây trúc trong tứ cảnh đồ

Trúc là loài có sức sống vô cùng mãnh liệt, khả năng chịu khô hạn cao. Tượng trưng cho sức sống dẻo dai và kiên trường của người quân tử. Cây cao nhưng không cong rạp xuống đất, dù bị đốt cháy vẫn không nghiêng mình. Vì vậy, trúc còn được coi là biểu tượng của sự ngay thẳng, chính trực.

Tùng cúc trúc mai - Tứ cảnh phong thủy dân gian

Hình ảnh: Cây trúc

Hoa mai 

Hoa mai mang vẻ đẹp thanh khiết, nhẫn nại, vượt qua mọi gian nan nguy khó để thành công. Vì vậy mà trong phong thủy, hoa mai được dùng làm biểu tượng cho sự cao thượng, vinh hiển, cao sang. Hoa mai ngày tết là tượng trưng cho tài lộc, quyền uy, mang cát khí cho gia chủ. 

Hoa mai trong tứ cảnh phong thủy dân gian

Hình ảnh: Hoa cúc

Ngày nay, đồ án hoa văn này được các làng nghề Việt đưa vào sử dụng nhiều trong các sản phẩm của mình như một biểu tượng của nghệ thuật. Đặc biệt là tại các làng nghề sản xuất gốm như làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Góp phần tô điểm văn hóa dân gian dân tộc.

Trên đây là những chia sẻ của Gốm sứ Long Loan về ý nghĩa của bộ tứ cảnh “tùng, cúc, trúc, mai” trong văn hóa phong thủy gốm sứ. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích với bạn và gia đình. 

Hướng dẫn đặt hàng

  • Chọn sản phẩm

  • Thêm giỏ hàng

  • Kiểm tra sản phẩm

  • Nhận đơn hàng

  • Nhận sản phẩm