Cảnh Sơn Thủy Và Ý Nghĩa Trong Văn Hóa Á Đông
Cảnh sơn thủy từ lâu thường được nhắc đến như một biểu tượng của nghệ thuật. Tượng trưng cho chốn an nhiên, gắn liền với các bậc hiền triết, cư sĩ ở ẩn. Theo thời gian, hình họa này dần được đưa vào trong các tác phẩm nghệ thuật gốm sứ, mang ý nghĩa cả về mặt thẩm mỹ và đời sống phong thủy tâm linh.
Hình ảnh: Cảnh sơn thủy
Cảnh sơn thủy trong văn hóa phương Đông
Sơn thủy là sự hội tụ của núi non trùng điệp cùng với dòng nước, thác chảy và cỏ cây muông thú. Trong văn hóa Trung Hoa, cảnh sơn thủy không chỉ thể hiện góc nhìn thị giác mà còn thể hiện tư tưởng, quan điểm nhân sinh. Bao hàm cả những quan niệm vũ trụ và biểu thị nguyên lý sống của tạo vật.
Hình ảnh: Cảnh sơn thủy
Lão tử – một nhân vật trong triết học Trung Quốc từng nói: “Trí giả nhạo thuỷ, nhân giả nhạo sơn”. Tức là kẻ trí thông đạt đạo lý thì yêu thích cái lưu động không ngừng của nước. Người nhân nghĩa thi hành đạo lý sẽ yêu thích cái vững vàng bất dịch của núi. Đây cũng là quy luật tất yếu trong tư tưởng con người.
Ý nghĩa của Thủy – Nước
Trong Phật giáo, lẽ vận động, huyền biến trong bản thể của nước cũng được xem như biểu tượng của các đức tính mà các nhà tu hành hướng đến. Thủy tính được sử dụng như một hình thức, tiêu chuẩn để tu tâm.
- Tính thích nghi, hòa hợp.
- Tính cân bằng.
- Tính cố kết.
- Tính vận động lưu chuyển.
- Tính thanh lọc.
- Tính thanh khiết, thanh bạch.
- Tính vĩnh hằng.
Hình ảnh: Nước trong tranh sơn thủy
Theo quan niệm dân gian, nước mang trong mình vẻ đẹp của người quân tử. Tượng trưng cho 8 phẩm chất tốt đẹp: đức, nhân, nghĩa, trí, dũng, thiện, chính và lòng bao dung.
- Nước cho đi mà không chút tư lợi là ĐỨC.
- Nước mang sự sống tới những nơi nó đi qua là NHÂN.
- Nước thuận theo tự nhiên, luôn chảy xuống chỗ thấp là NGHĨA.
- Nước ở trên cao trăm trượng, lao xuống khe mà không ngần ngại là DŨNG.
- Chỗ cạn, nông thì nước hiền hòa, chỗ sâu thì không thể lường trước, như vậy là TRÍ.
- Nước chịu nhận cả cái xấu là BAO DUNG.
- Nước chấp nhận tất cả những gì dơ bẩn nhất, gột rửa, làm cho mọi cái trở nên trong sạch là THIỆN.
- Khi nước đứng yên thì nhu hòa, bằng phẳng là CHÍNH.
Nước cũng giống như con người, có nhu, có cương, có phẩm chất tốt đẹp và sức mạnh cảm hóa, hướng thiện. Như Lão Tử từng nói: “Trên thế gian không có thứ gì yếu mềm như nước, nhưng lại không có thứ mạnh mẽ nào có thể thắng được”.
Ý nghĩa của Sơn – Núi
Việc xây dựng nơi ở tựa lưng vào núi đồi và hướng về phía sông hồ theo phong thủy học gọi là “Tọa Sơn Kiến Thủy”. Giúp con người trở nên an toàn và phát triển mạnh mẽ hơn. Vì vậy mà hình ảnh núi rừng đã trở thành hình mẫu đại diện cho sức khỏe và cuộc sống của con người từ rất lâu trước đây.
Hình ảnh: Sơn thủy hữu tình.
Núi có cỏ cây, có chim muông, vạn vật nảy nở, tạo ra của cải cung cấp cho bốn phương đất trời. Mây gió tạo ra để trời đất giao lưu, âm dương hòa hợp, muôn vật nhờ đó mà thành, trăm họ nhờ đó mà có cái ăn, ấm no hưng thịnh.
Phong thủy có câu “Sơn quản đinh nhân, thủy quản tài lộc”. Sơn tức núi, đem lại vượng tài, tài lộc; thủy tức nước, đem lại sức khỏe, hạnh phúc cho con người. Hai yếu tố Sơn – Thủy hội tụ giúp chiêu tài nạp vận cho ngôi nhà của gia chủ. Từ đó mở ra cuộc sống sung túc và sức khỏe dồi dào, mang tới nhiều phúc khí tốt lành.
Ý nghĩa phong cảnh sơn thủy theo ngũ hành
Trong cảnh sơn thủy thường bao gồm đầy đủ các yếu tố ngũ hành. Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mang ý nghĩa của sự hòa quyện giữa trời và đất, thiên nhiên. Tượng trưng cho mưa thuận gió hòa, làm việc gì cũng suôn sẻ và thành công.
- Sơn: Thuộc hành thổ, gồm những dãy núi cao đại diện cho sự vững chãi, mạnh mẽ, an toàn.
- Thủy: Đại diện cho Nước. Mở ra đường tài lộc, may mắn của gia đình. Theo văn hóa của người Việt, thấy nước cũng như thấy lộc, “tiền vào như nước”.
- Cỏ cây: Thuộc hành mộc, thường là các loại cây tùng, bách, cây xanh đồi cỏ. Đại diện cho sự trường thọ, sức khỏe dồi dào.
- Chim muông: Thuộc hành kim, thường là chim theo đàn, uyên ương, muông thú. Tượng trưng cho sự sum vầy, đông đúc của gia đình.
- Mặt trời: Thuộc hành hỏa, Thường là hình ảnh mặt trời mọc trên đỉnh núi, gọi là “Nhật Xuất Thiên Sơn”. Mang đến sự ấm áp và năng lượng tích cực cho cuộc sống, mở ra sự phú quý, giàu sang.
Hình ảnh: Sơn thủy hữu tình
Ngày nay, cảnh sắc sơn thủy được đưa vào như một tích cổ trong nghệ thuật chế tác gốm sứ, đặc biệt là các dòng sản phẩm phong thủy. Hình ảnh sơn thủy hữu tình trên nền sứ trắng mang tới sự sang trọng, quý phái, tô điểm cho không gian gia đình.
Trên đây là những chia sẻ của Gốm sứ Long Loan về ý nghĩa của họa tiết sơn thủy trong phong thủy. Hy vọng rằng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn!