Tư vấn phong thủy

Tư vấn phong thủy

Tết Hàn Thực – Tết Bánh Trôi Bánh Chay Của Người Việt

Tết hàn thực thực từ lâu đã được coi là một nếp sống văn hóa đặc sắc của người Việt. Là sự kết tinh văn hóa giữa Việt Nam và Trung Hoa. Thể hiện sự viên mãn, hạnh phúc và bày tỏ tấm lòng tưởng nhớ, hướng về cội nguồn. Trong bài viết này, Gốm sứ Long Loan sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngày tết hàn thực. 

Tết hàn thực - tết bánh trôi bánh chay của người Việt

Hình ảnh: Bánh trôi.

Ngày tết bánh trôi bánh chay 

Tết hàn thực hay còn có tên gọi khác là ngày tết bánh trôi bánh chay. Được diễn ra vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, nhân dân sẽ không dùng củi lửa hay đồ ăn nóng và “hàn Thực” cũng là cái tên bắt nguồn từ đó.

Tết hàn thực - tết bánh trôi bánh chay của người Việt

Hình ảnh: Bánh trôi ngày tết hàn thực.

Đây được xem như một ngày tết cổ truyền của người Trung Hoa. Được du nhập vào Việt Nam như một hình thức tín ngưỡng. Tại Việt Nam, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị bánh chay, bánh trôi để lễ Phật, cúng gia tiên và nhiều nơi cúng thần hoàng làng để bày tỏ lòng thành kính.

Ý nghĩa ngày tết hàn thực 

Bánh trôi, bánh chay của người Việt cũng không giống với người dân Trung Quốc. Chúng mang trong mình bản sắc riêng của nền ẩm thực Việt Nam. Người Việt cũng quen gọi ngày Tết này với cái tên dân dã là Tết bánh trôi, bánh chay nhiều hơn Tết Hàn Thực. 

Bánh cúng được làm từ bột gạo nếp, thể hiện rõ nhất nền văn minh lúa nước lâu đời của dân tộc Việt Nam. Mang ý nghĩa song hành cùng với các loại bánh truyền thống khác như bánh chưng, bánh giầy,…

Tết hàn thực - tết bánh trôi bánh chay của người Việt

Hình ảnh: Chè trôi nước.

Bên cạnh đó, hình ảnh bánh trôi bánh chay nặn tròn, trắng bóc, căng mịn còn mang những ý nghĩa về cội nguồn. Giúp nhân dân tưởng nhớ đến sự tích “Trăm con trăm trứng” của mẹ Âu Cơ.

Bánh trôi tượng trưng cho 50 người con theo Âu Cơ lên rừng, bánh chay tượng trưng cho 50 người con theo cha Lạc Long Quân xuống biển. Mở mang bờ cõi, xây dựng đất nước, đem lại cuộc sống ấm no. Ngày nay người dân Việt Nam vẫn sử dụng hình ảnh bánh trôi, bánh chay để cúng lễ như một hình thức tiếp nối truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ công lao của ông bà, tổ tiên.

Chuẩn bị những gì cho ngày tết hàn thực?

Để ngày tết hàn thực diễn ra trọn vẹn nhất, bên cạnh việc chuẩn bị bánh, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị thêm các vật phẩm cúng đi kèm. Về cơ bản, một mâm cúng theo phong tục sẽ gồm có:

  • Bánh trôi hoặc chè trôi nước: Có thể là bánh đơn sắc hoặc bánh nhiều màu. Tùy vào từng gia đình và vùng miền. 
  • Mâm ngũ quả.
  • 1 lọ hoa: Cắm 3 hoặc 5 bông cúc vàng. Với những gia đình có người mất trẻ có thể dùng cúc trắng thay thế.
  • 1 Đĩa trầu cau
  • 3 chén nước sạch.
  • 3 nén hương.

Tết bánh trôi bánh chay của người Việt

Hình ảnh: Bánh trôi – bánh chay.

Hi vọng bài viết trên đây sẽ mang tới cho bạn những thông tin hữu ích về ngày Tết Hàn Thực. Chúc bạn có một ngày lễ Hàn Thực ấm áp, sum họp đầm ấm bên người thân, gia đình! 

Hướng dẫn đặt hàng

  • Chọn sản phẩm

  • Thêm giỏ hàng

  • Kiểm tra sản phẩm

  • Nhận đơn hàng

  • Nhận sản phẩm