Tư vấn phong thủy

Tư vấn phong thủy

Giỗ Tổ Hùng Vương – Bản Sắc Văn Hóa Tín Ngưỡng Của Người Việt

Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch là ngày lễ cổ truyền mang đậm nét sinh hoạt văn hóa tâm linh lâu đời của người Việt. Thể hiện tấm lòng đạo hiếu và tôn vinh những giá trị truyền thống. Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc lịch sử cũng như ý nghĩa của ngày lễ trọng đại này, hãy cùng Gốm sứ Long Loan tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nguồn gốc của ngày giỗ tổ Hùng Vương 

Ngày 10/3 hàng năm từ lâu đã được công nhận là ngày quốc giỗ của dân tộc. Là ngày để toàn nhân dân, tưởng nhớ công ơn của cha ông và các vị vua Hùng. 

Dân tộc Việt Nam ta rất tự hào khi nhắc tới giống nòi, cội nguồn của mình. Luôn kiêu hãnh mỗi khi nhắc tới truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”. Truyện kể rằng cha Lạc Long Quân kết duyên cùng mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng. Từ trăm trứng nở ra trăm con. Họ chính là tổ tiên, khởi thủy của cộng đồng dân tộc Việt sau này. 

Giỗ tổ Hùng Vương - Bản sắc văn hóa tín ngưỡng của người Việt

Hình ảnh: Lạc Long Quân, Âu Cơ – khởi thủy của dân tộc.
 
Để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng vào đời vua Lê Thánh Tông năm (1470) và vua Lê Kính Tông (1601) đã sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng. Chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
 
Đến thời nhà Nguyễn – năm Khải Định thứ 2, vua chính thức chọn ngày 10 tháng 3 Âm lịch làm ngày giỗ Tổ. 
 
Ngày 06/01/2001, chính phủ ban hành nghị định số 82/2001/NĐ-CP về nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương. Ngày 10 tháng 3 từ đó trở thành ngày Quốc Giỗ của cả dân tộc.

Ý nghĩa của ngày giỗ Tổ

Giỗ tổ là ngày lễ trọng đại của dân tộc. Là dịp để con cháu trên khắp đất nước tưởng nhớ công lao dựng nước và giữ nước của các vị vua Hùng. Đồng thời nhắc nhở về cội nguồn, gốc gác và đạo lý “uống nước nhớ nguồn” ngàn đời của dân tộc”. 

Giỗ tổ Hùng Vương - Bản sắc văn hóa tin ngưỡng của người Việt

Hình ảnh: Quốc tổ Hùng Vương.

Giỗ tổ cũng chính là biểu tượng vĩ đại nhất, khẳng định sức mạnh giống nòi và sự trường tồn mãnh liệt của nền văn hóa dân tộc. Là sự kiện mà mỗi khi nhắc tới đều khiến cho tất cả những người con đất Việt cảm thấy tự hào.

Lễ vật cúng giỗ Tổ Hùng Vương 

Hành hương đất tổ cúng lễ từ lâu đã trở thành một nét văn hóa sống đời của người Việt. Hàng năm, bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật về đền Hùng dâng hương, nhân dân khắp cả nước sẽ làm cơm cúng giỗ Tổ tại nhà để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn. Lễ vật thờ cúng dịp Giỗ Tổ có lễ chay và lễ mặn, tùy theo ý muốn và điều kiện của gia chủ. 

Mâm lễ chay 

Với mâm lễ chay thường có bánh chưng, bánh giầy. Trong văn hóa của người Việt, bánh giầy tròn là biểu tượng của trời. Bánh chưng vuông là biểu tượng của đất. Sự kết hợp này tượng trưng cho sự hòa hợp giữa trời đất, âm dương. Biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở của muôn loài. 

Giỗ tổ Hùng Vương - Bản sắc văn hóa tín ngưỡng của người Việt

Hình ảnh: Bánh chưng – bánh giày cúng lễ.

Theo tín ngưỡng phồn thực và triết lý “Nõ – nường – chày – cối – chưng – giầy” bánh chưng bánh giầy là đại diện cho cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ. Dâng lên cha ông bánh chưng bánh giầy cũng chính là thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ. Gợi nhắc về đạo lý “uống nước nhớ nguồn” ngàn đời của dân tộc.

Mâm lễ mặn 

Với mâm lễ mặn: Có thể chuẩn bị thịt bò, dê hoặc gà, tùy vào điều kiện của từng gia đình và phong tục mỗi vùng miền.

Bên cạnh đó, trên mâm lễ cũng không thể thiếu các lễ vật thường dùng trong lễ cúng. Như hương, hoa tươi, nước, rượu, trầu cau, muối, gạo và ngũ quả. Dù là lễ chay hay lễ mặn, dù lễ vật nhiều hay ít, quan trọng hơn cả vẫn là cái tâm và lòng thành của gia đình hướng về cội nguồn.

Quốc giổ - Bản sắc văn hóa tin ngưỡng của người Việt

Hình ảnh: Lễ mặn cúng giỗ tổ. 

Trên đây là những chia sẻ của gốm sứ Long Loan về ngày giỗ tổ Hùng Vương. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang tới sẽ hữu ích với bạn! 

Hướng dẫn đặt hàng

  • Chọn sản phẩm

  • Thêm giỏ hàng

  • Kiểm tra sản phẩm

  • Nhận đơn hàng

  • Nhận sản phẩm