Bộ Tam Đa Phúc Lộc Thọ Và Ý Nghĩa Trong Văn Hóa
Bộ tam đa phúc, lộc, thọ được xem là một biểu tượng may mắn trong văn hóa của người Việt. Thể hiện nguyện ước của nhân dân về niềm tin tốt đẹp trong đời sống tinh thần.
Tam đa là ai?
Tam đa là tên gọi chung chỉ 3 vị gồm ông Phúc, ông Lộc và ông Thọ. Có ý nghĩa xuất phát từ lời chúc may mắn trong văn hóa của người Việt. Đại diện cho “Đa Phúc”, “Đa Lộc”, “Đa Thọ” với mong muốn cầu chúc cho người thân, bạn bè nhận được nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào, vạn sự han thông, phúc lộc ngập tràn.
Hình ảnh: Tam đa Phúc, Lộc, Thọ.
Có rất nhiều sự tích khác nhau được lưu truyền khi nhắc về 3 ông tam đa. Mỗi sự tích mang một câu chuyện khác nhau, nhưng đều thể hiện được ý nghĩa và mong ước chung của nhân dân gửi gắm qua 3 ông Phúc, Lộc, Thọ.
Sự tích bộ tam đa phúc lộc thọ xuất phát từ lời chúc
Câu chuyện về Phúc – Lộc – Thọ bắt nguồn từ thời vua Nghiêu Trung Quốc. Trong một lần du xuân thưởng ngoạn, nhà vua đã gặp và được 3 người tộc trưởng đại diện vùng đất bày tỏ lời chúc để thể hiện lòng thành kính trước bậc minh quân hiền đức.
Vị thứ nhất chúc vua trường thọ, vua không nhận. Vị thứ hai, chúc Vua có thật nhiều vinh hoa phú quý, tài lộc, vua cũng không nhận. Vị thứ ba, chúc Vua có thật nhiều con trai nói dõi, toả phúc ấm cho cả Hoàng tộc. Nhưng vua chỉ ôn tồn mà nói rằng:
– “Vương triều huy hoàng như ngày nay đều là từ dân mà ra. Tất cả những thứ ta có được đều là từ nhân dân góp sức. Chính vì vậy, ta sẽ không nhận lời chúc này cho bản thân mình, ta muốn ban lời chúc này cho tất cả người dân. Để lời chúc ngắn gọn 3 điều đó thành Tam đa: Đa Phúc – Đa Lộc – Đa Thọ.” Kể từ đó, Tam Đa trở thành lời chúc tốt đẹp được lưu truyền trong nhân gian.
Hình ảnh: 3 vị Phúc, Lộc, Thọ trong văn hóa.
Sự tích tam đa trong tín ngưỡng và văn hóa
Ông Phúc
Có tên thật là Quách Tử Nghi – Thừa tướng đời nhà Đường. Mang dòng dõi quý tộc, của cải, ruộng đất nhiều vô kể. Là một vị quan thanh liêm chính trực vì vinh hoa mà đánh mất cái tâm của người đại diện cho công bằng. Cuộc sống của ông êm đềm, viên mãn, đông con đông cháu. Đến năm 83 tuổi thì ông mất, khi ấy ông đã có cháu trai đời thứ 5.
Ông Lộc
Tên thật là Đậu Từ Quan – Thừa tướng đời nhà Tấn. Là vị quan tham có tiếng trong triều đình. Chuyên nhận đút lót, hối lộ. Mọi chuyện rắc rối trong triều đều được ông giải quyết bằng tiền thay vì công bằng, lẽ phải. Của cải, vàng bạc ông chất cao như núi nhưng lại tham lam vô độ, đến năm 80 tuổi ông vẫn chưa có cháu nối dõi. Ông qua đời và không có người tiếp nối hương hỏa.
Hình ảnh: Ông Lộc trong tam đa.
Ông Thọ
Tên thật là Đông Phương Sóc – Thừa tướng đời nhà Hán. Ông rất ham vật chất, tuy nhiên ông chỉ xem trọng lộc của Vua chứ không tham của người khác và không ăn hối lộ. Bao nhiêu của cải ông kiếm được dùng mua những cô gái trẻ về làm thê thiếp. Ông quan niệm điều đó là cách dùng âm dưỡng dương. Nhưng trớ trêu thay, thê thiếp lại sinh toàn con gái, không có con cháu nối dõi, tiền bạc tới cuối đời ông cũng không còn nữa.
Từ đó nhân dân vẫn quan niệm rằng, phải có đủ cả ba điều Phúc Lộc Thọ thì mới là có một cuộc sống hạnh phúc.
Ý nghĩa bộ tam đa Phúc – Lộc – Thọ
Trong quan niệm của nhân dân bao đời, 3 ông tam đa là hiện thân của những điều may mắn, tốt lành. Ông Phúc đại diện cho những may mắn, phúc lộc. Ông Lộc tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng. Ông Thọ tượng trưng cho tuổi thọ lâu dài, bách niên giai lão.
Hình ảnh: Bộ tam đa Phúc Lộc Thọ.
Bộ Tam Đa Phúc Lộc Thọ mang theo tiên khí của sao các chòm sao trong ngũ hành. Gồm Lục, Bạch, Kim Tinh, có tác dụng rất lớn trong việc thu hút cát khí, đem lại cho gia chủ nhiều phúc lộc, tiền tài. Thường được dùng gia tăng cát khí cho sao Lục Bạch, Nhất Bạch chủ về phúc lộc, công danh, học hành hoặc gia tăng tuổi thọ, sức khỏe và cầu sinh thêm con cái…
Cách đặt bộ tam đa mang lại may mắn
Tam đa thường được bày theo bộ với đầy đủ ý nghĩa về Phúc – Lộc – Thọ. Trong đó ông Phúc luôn ở vị trí bên tay trái, ông Lộc ở giữa và ông Thọ ở vị trí bên phải.
Tam đa không mang nặng quá nhiều các giải pháp hóa giải phong thủy. Thay vào đó có ý nghĩa như những vật phẩm trưng bày may mắn, thu hút những điều tốt đẹp, năng lượng tích cực tới với gia đình. Thường được đặt tại những không gian trang trọng như phòng khách, bàn làm việc, kệ bày, hoặc trong xe ô tô.
Hình ảnh: Vị trí đặt tam đa đúng chuẩn.
Khi bày bộ tam đa, gia chủ lưu ý không nên đặt tại những nơi ẩm thấp, kín khí và thiếu sáng. Không đặt bộ tam đa hướng ra cửa, vì theo quan niệm của nhân dân ta, tượng quay ra cửa sẽ báo hiệu thần linh rời đi, mang theo may mắn, phúc lộc rời khỏi gia đình. Quý gia chủ nên giữ bộ tam đa sạch sẽ để đảm bảo vận khí luôn được tốt nhất.
Trên đây là những chia sẻ của Gốm Sứ Long Loan về ý nghĩa của bộ tam đa. Hy vọng những thông tin chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn và gia đình!
Để tìm hiểu thêm về các vật phẩm phong thủy thu hút may mắn cho gia đình, mời Quý gia chủ tham khảo tại đây.