Tư vấn phong thủy

Tư vấn phong thủy

Song Long Chầu Nguyệt – Biểu Tượng Của Tín Ngưỡng Thờ Cúng

Song long chầu nguyệt là một biểu tượng quen thuộc gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh của với người Việt. Trường tồn với tín ngưỡng thờ cúng và truyền thống ân nghĩa suốt bao đời. Để hiểu hơn về ý nghĩa của biểu tượng này, hãy cùng Gốm Sứ Long Loan tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây nhé! 

Song long chầu nguyệt là gì? 

“Song long chầu nguyệt” hay còn có cách gọi khác là “lưỡng long chầu nguyệt” hay “Rồng chầu mặt nguyệt”. Là hình tượng hai con rồng uốn lượn đối diện nhau, đối xứng qua mặt nguyệt ở giữa. Biểu tượng này có thể được kết hợp cùng các hoa văn khác như vân mây, hoa sen,… nhưng chi tiết chính vẫn là đôi rồng và mặt nguyệt. 

Song long chầu nguyệt - Biểu tượng của tín ngưỡng thờ cúng

Ý nghĩa song long chầu nguyệt trong tín ngưỡng 

“Song long chầu nguyệt” trên bát hương mang ý nghĩa là sự quy tụ sức mạnh thiêng liêng phù trợ cho sự giao hòa, tương sinh, tương hợp của âm dương ngũ hành, cho sự sống và sự sinh sôi, tượng trưng cho tài lộc, mang lại đạt cát đại lợi, quyền lực và sức mạnh bảo vệ của gia tiên dành cho hậu thế. 

Ý nghĩa biểu tượng linh vật Rồng 

Rồng (Long) là một biểu tượng đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của người Việt. Xuất hiện từ các triều đại Lý, Trần và được đưa vào như một hình mẫu nghệ thuật tôn quý sử dụng trong các kiến trúc đình, chùa hay trên trang phục của vua chúa. 

Rồng là linh vật đứng đầu bộ tứ linh Long – Lân – Quy – Phụng. Mang sức mạnh của quyền lực và sức mạnh trí tuệ. Có quyền uy bậc nhất, nắm giữ sức mạnh vượt trội hơn muôn loài. Trong phong thủy, rồng là vị thần giúp mùa màng tốt tươi, người dân tin rằng thờ phụng Rồng sẽ mang đến những lợi ích cho nông nghiệp, cho mưa thuận gió hòa.

Song long chầu nguyệt - Biểu tượng của tín ngưỡng thờ cúng

Trong phong thủy, Rồng đại diện cho quẻ Chấn, có khả năng trấn giữ gia môn, thanh trừ sát khí và thu hút luồng dương khí tốt đẹp. Biểu tượng rồng thường được kết hợp trong các sản phẩm thờ cúng và đặt tại ban thờ gia tiên như một linh vật bảo vệ gia đình, bảo vệ nơi ăn chốn nghỉ của gia tiên, những người đã khuất. 

Hình ảnh mặt nguyệt 

Trăng trong lưỡng long chầu nguyệt là biểu tượng của thánh thần và là đại điện cho năng lượng tâm linh của con người. Mặt Trăng có ý nghĩa rất sâu xa đối với người Việt cổ nên từ lâu. Không chỉ là biểu tượng dự báo thời tiết hay thời gian (tuần trăng), mặt trăng còn được dùng để tiên đoán vận mệnh của một đất nước, triều đại.

Trong phong thủy, mặt nguyệt tượng trưng cho ngũ hành. Quy tụ sức mạnh thiêng liêng phù trợ sự tương sinh, tương hợp của hai thái cực âm dương. Mang lại sự sống và sự sinh sôi, tài lộc, đại cát đại lợi, quyền lực và sức mạnh bảo vệ của gia tiên dành cho hậu thế. 

Song long chầu nguyệt - Biểu tượng của tín ngưỡng thờ cúng

Trong văn hóa của người Việt, trăng gắn liền với nền nông nghiệp từ lâu đời và là biểu tượng của sự sum vầy. Mùa trăng tròn cũng là lúc mùa màng kết thúc, gia đình đủ đầy lương thực, sung túc đủ đầy. Trăng tròn rằm tháng 8 cũng là thời điểm con cháu trong gia đình sum họp, quây quần bên mâm cỗ ngày rằm. 

Bát hương song long chầu nguyệt Bát Tràng 

Điểm khác biệt của hình mẫu Song long trên bát hương không chỉ nằm ở các yếu tố tâm linh, phong thủy mà còn nằm ở kiểu thức thể hiện. Trên bát hương gốm sứ, biểu tượng Rồng thường được thể hiện dưới hình thức vẽ thủ công. Mỗi một đường nét, một họa tiết đều được dựa trên vẻ đẹp nguyên mẫu của hình tượng Rồng trong văn hóa các triều đại. Mang đến sự trang trọng và tăng phần tôn nghiêm, thành kính cho không gian thờ tự. 

Song long chầu nguyệt - Biểu tượng của tín ngưỡng thờ cúng

Song long chầu nguyệt - Biểu tượng của tín ngưỡng thờ cúngSong long chầu nguyệt - Biểu tượng của tín ngưỡng thờ cúng

Song long chầu nguyệt - Biểu tượng của tín ngưỡng thờ cúng

Xem thêm các mẫu bát hương và đồ thờ tâm linh hoa văn Song long chầu nguyệt tại đây

Hướng dẫn đặt hàng

  • Chọn sản phẩm

  • Thêm giỏ hàng

  • Kiểm tra sản phẩm

  • Nhận đơn hàng

  • Nhận sản phẩm