Ý Nghĩa Bát Hương Trong Văn Hóa Thờ Tự Của Người Việt
Trong tín ngưỡng Việt Nam, bát hương chính là vật phẩm có ý nghĩa lớn lao gắn liền với đời sống của con người. Không chỉ thể hiện lòng thành kính và tôn nghiêm nơi thờ tự, bát hương còn chứa đựng nhiều ý nghĩa trong văn hóa tâm linh và phong thủy của mỗi gia đình.
Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của vật phẩm này, hãy cùng Gốm sứ Long Loan tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Hình ảnh: Bát hương trong văn hóa thờ tự
Ý nghĩa của bát hương trên ban thờ
Trong mỗi gia đình, ban thờ chính là góc linh thiêng nhất. Là nơi ăn, chốn nghỉ của các vị Thần, của Bà cô, ông mãnh và những người đã mất.
- Bát hương chứa đựng ý nghĩa lớn về mặt tinh thần.
- Mang ý nghĩa về sự hướng thiện.
- Hương khói thể hiện sự thành tâm với ông bà tổ tiên, mong muốn những điều tốt đẹp.
- Thể hiện sự ấm cúng, hướng về gia đình, tổ tiên. Đồng thời gợi nhắc về đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
Hình ảnh: Bát hương trong văn hóa thờ tự
Ý nghĩa của hoa văn trên bát hương
Các họa tiết trên bát hương thường được lấy ý tưởng dựa trên những linh vật, sự vật có ý nghĩa phong thủy như rồng của các thời đại Lý, Trần,… hay hoa sen, mang đậm nét nghệ thuật truyền thống.
Họa tiết chủ đạo trên bát hương thường là “Song Long Chầu Nguyệt” tức “hai con rồng chầu mặt trăng”. Trong phong thủy, Rồng là loài đứng đầu tứ linh, đại diện cho uy quyền, thần quyền. Có sức mạnh trấn áp ma quỷ, hóa giải tai ương, mang lại cát tường và sự linh thiêng cho không gian thờ tự.
Hình ảnh: Bát hương trong văn hóa thờ tự
Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, bát hương chính là một đồ vật rất quan trọng. Là sợi dây vô hình trong việc kết nối tín ngưỡng tâm linh giữa con người và các vị Phật, Bồ tát.
Hoạt động thờ cúng mang tới cho con người niềm tin mãnh liệt hơn vào cuộc sống và sự che chở từ bề trên. Có thể bạn sẽ nhận ra, khoảnh khắc dâng hương và chắp tay thành kính trước ban thờ mang lại những giây phút an nhiên, thư thái hơn rất nhiều. Vì vậy mà bát hương cũng được xem như một yếu tố tâm linh giúp thức tỉnh tính “Phật” trong mỗi con người.
Bát hương là biểu tượng bất diệt cho truyền thống hương hỏa. Được các thế hệ truyền lại, kế thừa từ đời này sang đời khác. Mang lại sự ấm no, an yên và hưng vượng của mỗi dòng tộc, gia đình.
Cách bày trí thể hiện ý nghĩa của bát hương
Một ban thờ cần có đầy đủ 3 bát hương. Vị trí đặt bát hương cũng có những quy định riêng, không nên tự ý thay đổi. Bát hương lớn nhất ở giữa dùng để thờ thần. Bát hương bên phải dùng thờ gia tiên, bát bên trái dùng thờ Cô Tổ, Ông Mãnh.
- Khi sắp xếp vị trí các bát hương, không được cao hơn điểm chính giữa mặt nguyệt của Lư hương. Thường là bát hương ở giữa sẽ có đường kính lớn hơn 2 bát hương bên cạnh là 2 phân.
- Khi bày bát hương, cũng nên chú ý tới vị trí sắp xếp hợp phong thủy. Phải đặt mặt nguyệt của bát hương, mặt nguyệt của Lư hương và điểm tông giữa của bàn thờ theo đường thẳng đứng. Bát hương ở giữa sẽ đẩy lùi khoảng 1-3 phân so với 2 bát hương bên cạnh.
- Khoảng cách giữa các bát hương nên để vừa phải. Không nên để quá sát, cũng không nên đặt các vật khác vào giữa vị trí các bát hương để tránh phạm vào phong thủy.
Trong thờ cúng, việc tùy tiện xê dịch bát hương là điều cấm kỵ. Gia chủ nên lưu ý khi sắp xếp và vệ sinh ban thờ.
Hình ảnh: Bát hương trong văn hóa thờ tự
Để tìm hiểu thêm các mẫu bát hương Bát Tràng và nhận tư vấn cách bày trí bát hương, Quý bạn có thể tham khảo tại đây.
Trên đây là những chia sẻ của Gốm sứ Long Loan về ý nghĩa của bát hương trong văn hóa thờ tự. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang tới sẽ hữu ích với bạn và gia đình.