Tư vấn phong thủy

Tư vấn phong thủy

Tết Thanh Minh – Nguồn Gốc – Ý Nghĩa Và Phong Tục Tảo Mộ

Tết thanh minh từ rất lâu trước đây đã trở thành một nét đẹp văn hóa đời sống của người dân Việt Nam. Là dịp để con cháu hướng về cội nguồn, tưởng nhớ gia tiên. Vậy tết thanh minh có nguồn gốc từ đâu và có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng gốm sứ Long Loan tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nguồn gốc của tết thanh minh

Tết Thanh Minh có nguồn gốc từ Trung Quốc. Bắt nguồn từ câu chuyện trong lịch sử nước Tấn. Vào đời Xuân Thu, đất nước loạn lạc, vua Tấn Văn Công phải lưu lạc khắp nơi. Đồng hành cùng với ông là vị hiền sĩ tên Giới Tử Thôi. Người vẫn luôn kề cận vua để giúp đỡ mưu kế, phò tá vua suốt 19 năm trời.

Trong một lần trốn chạy, vì cạn kiệt lương thực Giới Tử Thôi đã cắt một miếng thịt đùi của mình để nấu cho vua ăn. Vua sau khi biết được nguồn gốc chỗ thịt thì bàng hoàng và đem lòng cảm kích.

Tết thanh minh - nguồn gốc - ý nghĩa và phong tục tảo mộ

Sau đó, Tấn Văn Công giành lại ngôi báu và phong thưởng hậu hĩnh cho những người có công. Nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Tử Thôi không oán giận, ông chấp nhận cùng đưa mẹ vào ở ẩn ở núi Điền Sơn.

Vua Tấn sau khi nhớ ra cho người đi tìm nhưng Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn. Vua hạ lệnh đốt rừng để ép ông ra nhưng ông nhất quyết không ra. Kết quả là hai mẹ con ông đều chết trong đám cháy.

Vua thương xót, hạ lệnh lập miếu thờ và toàn dân kiêng đốt lửa 3 ngày. Chỉ ăn đồ ăn nguội nấu sẵn để tưởng niệm từ 3/3 đến 5/3 hàng năm. 

Ý nghĩa của ngày tết thanh minh 

Thanh minh được xem là một ngày lễ lớn của dân tộc. Gắn liền với văn hóa, đạo đức và bổn phận của người Việt. Đó là đạo nghĩa ghi nhớ công lao của tổ tiên, những người đi trước. Đây được xem như ngày giỗ chung để mọi người cùng có dịp báo hiếu, đền đáp công ơn sinh thành của tổ tiên.

Tết thanh minh - nguồn gốc - ý nghĩa và phong tục tảo mộ

Vào ngày này, con cháu từ khắp nơi sẽ cố gắng trở về để sum họp và làm lễ tưởng nhớ tổ tiên. Cùng nhau thăm viếng, dọn dẹp bàn thờ gia tiên, sửa sang mộ phần, và thực hiện lễ tảo mộ.

Phong tục tảo mộ 

Tảo mộ là hình thức sửa sang, dọn dẹp mộ phần cho tổ tiên, những người đã khuất. Theo phong tục từ trước đến nay, cứ sau tháng Giêng con cháu sẽ lo việc sửa sang, đắp mộ. Mang theo cuốc, xẻng để đắp lại nấm mồ, rẫy hết cỏ dại. Không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ, tránh phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa trên phần mộ. 

Tết thanh minh - nguồn gốc - ý nghĩa và phong tục tảo mộ

Trước Thanh minh một ngày, cần chuẩn bị vàng mã gồm một bộ tam sinh, giấy ngũ sắc, nhang, đèn, giấy tiền, vàng bạc, quần áo giấy… và các loại bánh trái, thức ăn, đồ uống. Bộ tam sinh dùng để tế trong các đại lễ ngày xưa là ba con vật: bò, heo, dê. Ngày nay tùy theo tập quán của mỗi địa phương và hoàn cảnh của mỗi gia đình để chuẩn bị lễ.

Tết Thanh minh nhắc chúng ta nhớ về cội nguồn, gốc gác. Là dịp để tất cả chúng ta cùng hướng về quê hương. Vì vậy, hãy trân trọng thời gian này và cùng nhau hướng về cội nguồn như một cách thực hiện đạo nghĩa.

Trên đây là những chia sẻ của gốm sứ Long Loan về ý nghĩa của ngày tết thanh minh và phong tục tảo mộ. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đời sống văn hóa dân tộc!

Hướng dẫn đặt hàng

  • Chọn sản phẩm

  • Thêm giỏ hàng

  • Kiểm tra sản phẩm

  • Nhận đơn hàng

  • Nhận sản phẩm